Thang điểm SCORE, SCORE2: Dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch 10 năm

Mỗi người có thể tự đánh giá, ước tính nguy cơ mắc biến cố tim mạch trong 10 năm bằng thang điểm SCORE, SCORE2 (trong đó SCORE2 là thang điểm mới nhất hiện nay). Nhờ đó có thể chủ động điều chỉnh yếu tố nguy cơ, phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả, nâng cao “tuổi thọ” cho trái tim.


thang điểm score, score2: ước tính nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm

Tại sao cần ước tính nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, kể cả những năm có dịch Covid-19. Tại Việt Nam, tỷ lệ người qua đời vì bệnh tim mạch chiếm hơn 30% số ca tử vong, gấp đôi số người chết vì bệnh ung thư.

Trong khi đó, người Việt tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn uống thiếu khoa học, tỷ lệ người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp gia tăng. Việc chủ động ước tính nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm sẽ giúp mỗi người đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó điều chỉnh lối sống, điều trị các bệnh lý liên quan từ sớm để bảo vệ sức khỏe trái tim.

Các thang điểm dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch hiện nay

1. Thang điểm Framingham

Thang điểm này [1] được công bố lần đầu vào năm 1998, dựa trên dữ liệu thu được từ Nghiên cứu Framingham về tim (FHS) – một nghiên cứu dài hạn, liên tục về sức khỏe của người dân ở Framingham, Massachusetts trong 12 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các bệnh mạch vành phần lớn có liên quan đến tình trạng hút thuốc, chỉ số huyết áp, cholesterol toàn phần và LDL – cholesterol (cholesterol liên kết với lipoprotein tỷ trọng thấp).

Ban đầu, thang điểm Framingham được dùng để dự đoán nguy cơ tim mạch cho người 30-74 tuổi không có tiền sử hoặc triệu chứng bệnh tim. Số điểm được xác định trên các yếu tố nguy cơ gồm: tuổi tác, cholesterol toàn phần hoặc LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, tình trạng huyết áp, bệnh tiểu đường và tình trạng hút thuốc.

Năm 2001, thang điểm đã được cập nhật lại và loại trừ bệnh tiểu đường ra khỏi nhóm yếu tố nguy cơ được chấm điểm. Lý do là bệnh tiểu đường được coi là một nguy cơ tương đương bệnh mạch vành và cần có các tiêu chí xem xét riêng biệt.

Tuy nhiên, thang điểm Framingham hiện đã cũ và ít được sử dụng ở thời điểm hiện tại

2. Thang điểm ASCVD của AHA/ACC

Atherosclerotic Cardiovascular Disease Risk Calculator (ASCVD) là thang điểm nguy cơ tim mạch do Hội Tim mạch học Hoa Kỳ phát triển năm 2013, áp dụng cho nhóm bệnh nhân từ 40-79 tuổi.

Thang điểm được tính trên các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới tính, bệnh tiểu đường, tình trạng hút thuốc, cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, chỉ số huyết áp tâm thu, tình trạng điều trị huyết áp, chủng tộc. Đây được xem là một trong những thang điểm có nhiều yếu tố đánh giá nhất hiện nay.

3. Thang điểm nguy cơ tim mạch của WHO

Ngoài các thang điểm dự đoán từ nghiên cứu của Mỹ và châu Âu, Tổ chức Y tế thế giới cũng thực hiện thang điểm dự đoán nguy cơ tim mạch theo từng khu vực trên thế giới. Tại Đông Nam Á, có 3 thang điểm được áp dụng bao gồm:

  • Thang điểm cho người không mắc bệnh tiểu đường, với các yếu tố nguy cơ gồm: giới tính, tuổi, tình trạng hút thuốc, huyết áp tâm thu và cholesterol toàn phần.
  • Thang điểm dành riêng cho người bệnh tiểu đường, với các yếu tố nguy cơ tương tự như trên.
  • Thang điểm dành cho người chưa xét nghiệm, gồm các yếu tố nguy cơ: giới tính, tuổi, tình trạng hút thuốc, huyết áp tâm thu và chỉ số khối cơ thể (BMI).

4. Thang điểm SCORE & SCORE-OP

Hệ thống thang điểm SCORE được xây dựng từ số liệu của 12 nghiên cứu đoàn hệ tại các nước Châu Âu (với số mẫu khoảng 2,1 triệu người). Các biến được đưa vào thang điểm SCORE gồm: giới tính, tuổi, cholesterol toàn phần, huyết áp tâm thu và tình trạng hút thuốc lá. Riêng người có bệnh lý đái tháo đường được xếp vào nhóm nguy cơ cao hoặc rất cao, không cần phải ước tính nguy cơ theo thang điểm SCORE.

Biến cố được dự báo là tử vong do nguyên nhân tim mạch gồm tất cả các trường hợp chết vì một bệnh tim mạch có nguồn gốc xơ vữa động mạch, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình động mạch chủ v.v…

Thang điểm SCORE có dạng trình bày biểu đồ màu, với 2 biểu đồ riêng cho từng nhóm tuổi: Trong đó thang điểm SCORE dành cho nhóm 40-69 tuổi, SCORE-OP dành cho nhóm 70-89 tuổi.

Xem thêm

5. Thang điểm SCORE2 & SCORE2-OP

SCORE2 là thang điểm được cập nhật và điều chỉnh những thiếu sót từ thang điểm SCORE. Đây là phiên bản mới nhất được áp dụng theo Hướng dẫn ESC (Hội tim mạch Châu Âu) năm 2021 về phòng ngừa bệnh tim mạch trong thực hành lâm sàng.

Thang điểm SCORE2 được dựa trên 45 nghiên cứu đoàn hệ ở 13 nước ở nhiều nhóm nguy cơ (từ thấp đến cao) với 677.684 người tham gia. Các yếu tố nguy cơ được đưa vào gồm: tuổi, giới, hút thuốc lá, non-HDL cholesterol, huyết áp tâm thu.

Thang điểm SCORE2 dùng để ước lượng nguy cơ bệnh tim mạch gây tử vong và không tử vong ở người không có tiền sử bệnh tim hay đái tháo đường trước đó, ở độ tuổi 40 – 69 tuổi. Thang điểm SCORE2-OP tương tự như SCORE2, nhưng được dùng cho đối tượng trên 70 tuổi.

Các chỉ số để dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch 10 năm trong thang điểm SCORE2

1. Tuổi

Càng lớn tuổi, hoạt động của tim càng kém hiệu quả. Khi đó, thành tim trở nên dày hơn, các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó khăn hơn.

2. Giới tính

Nhìn chung, nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn phụ nữ. Lý do là nam giới có nhiều thói quen không tốt cho tim mạch như uống rượu bia, hút thuốc, thường xuyên căng thẳng… Tuy nhiên, khi phụ nữ bước qua tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, nội tiết tố suy giảm, nguy cơ tim mạch sẽ tăng nhanh và gần tương đương nam giới khi hơn 65 tuổi. [2]

3. Tình trạng hút thuốc

Theo các nghiên cứu, hút thuốc lá làm tăng nhịp tim, co thắt các động mạch, khiến hoạt động của tim trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Một điếu thuốc lá chứa khoảng 25mg nicotin và nhiều hóa chất có hại khác, gây co mạch, tăng cholesterol máu, đẩy nhanh sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến biến chứng đột quỵ nhồi máu não và nhồi máu cơ tim.

4. Huyết áp tâm thu

Khi bị tăng huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu sẽ làm tăng áp lực máu lên thành mạch, làm tăng gánh nặng lên thành động mạch và tim. Khi tim và mạch máu chịu đựng gánh nặng này trong thời gian dài sẽ có xu hướng làm thành tim dày lên, nguy cơ dẫn đến suy tim, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

5. Non HDL-cholesterol

Non HDL-cholesterol được tính bằng cholesterol toàn phần trừ số lượng HDL-cholesterol (cholesterol “tốt”). Hiểu đơn giản, non-HDL cholesterol chỉ tất cả các loại cholesterol “xấu”, trong đó điển hình nhất là LDL-cholesterol (LDL-c). Loại cholesterol này khi tăng cao trong cơ thể sẽ gây lắng đọng mỡ ở thành động mạch, gây xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa dày lên sẽ làm hẹp hoặc tắc mạch máu, giảm lưu thông máu và gây nhiều biến cố tim mạch.

Ví dụ, cholesterol toàn phần của bạn là 6 mmol/L, HDL-cholesterol là 1mmol/L thì non-HDL cholesterol của bạn sẽ là 5 mmol/L.

Xem thêm

Hướng dẫn dự đoán nguy cơ bằng thang điểm SCORE2 & SCORE2-OP

1. Tự tính bằng bảng tính

Khi có 5 thông số đánh giá kể trên, bạn có thể đối chiếu với 2 biểu đồ màu bên dưới. Sự kết hợp của các thông số sẽ tương ứng với một mốc điểm – là tỷ lệ phần trăm nguy cơ mắc các biến cố bệnh tim mạch (gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ) gây tử vong hoặc không tử vong trong 10 năm tới.

dự đoán nguy cơ bằng thang điểm SCORE2

Bảng 1 – Thang điểm SCORE2 cho nhóm tuổi từ 40-69 (Nguồn: European Heart Journal)

Ví dụ, bạn là nữ, 46 tuổi, không hút thuốc, chỉ số huyết áp tâm thu là 145 mmHg, non-HDL cholesterol là 6.2 mmol/L thì nguy cơ mắc biến cố tim mạch là 3% (nguy cơ trung bình).

dự đoán nguy cơ bằng thang điểm SCORE2-OP

Bảng 2 – Thang điểm SCORE2-OP cho nhóm tuổi từ 70-89 (Nguồn: European Heart Journal)

Ví dụ, nếu lài nam giới 78 tuổi, có hút thuốc, chỉ số huyết áp tâm thu là 150 mmHg, non-HDL cholesterol là 5.5 mmol/L thì nguy cơ mắc biến cố tim mạch là 26% (nguy cơ cao).

2. Chấm điểm online

Để thuận tiện hơn, bạn có thể đánh giá online bằng cách nhập các thông số tại đây.

Xem thêm

3. Nhờ bác sĩ chuyên môn

Bạn cũng có thể nhờ các bác sĩ/ chuyên gia tim mạch hỗ trợ dự đoán nguy cơ khi thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Phân tầng nguy cơ tim mạch

Thông qua kết quả dự đoán, nguy cơ mắc các biến cố tim mạch được phân tầng theo 3 nhóm: Nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Phân tầng nguy cơ tim mạch sẽ có sự khác nhau tùy từng nhóm tuổi.

Phân tầng nguy cơ tim mạch

Lưu ý khi sử dụng thang điểm SCORE2

Thang điểm dự đoán này không dùng cho người đã mắc bệnh tim mạch.

Thang điểm dự đoán này chưa tính đến yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy, với người có bệnh lý đái tháo đường, nguy cơ thật sự sẽ cao hơn nguy cơ được dự đoán.

Thang điểm nên được tính lại thường xuyên để cập nhật các thông tin nguy cơ cũng như dự đoán nguy cơ theo cập nhật mới nhất.

Lưu ý, thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP được áp dụng cho người từ 40 đến 89 tuổi. Trường hợp dưới 40 tuổi hoặc từ 90 tuổi trở lên, có thể tham khảo thang điểm ở độ tuổi gần nhất nhưng nguy cơ thật sự sẽ thấp hơn (nếu dưới 40 tuổi), và cao hơn (nếu từ 90 tuổi trở lên) nguy cơ được dự đoán.

Làm gì để giảm nguy cơ bệnh tim mạch?

Trong số các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch kể trên, tuổi tác và giới tính là yếu tố không thể thay đổi. Tuy nhiên, mỗi người vẫn có thể chủ động phòng biến cố tim mạch bằng cách cải thiện các yếu tố nguy cơ còn lại: cai thuốc lá, giảm huyết áp và giảm chỉ số non-HDL cholesterol.

Trước hết, mỗi người cần giảm từ từ và tiến đến ngưng hút thuốc lá (nếu có). Để làm được điều này, cần cắt cơn thèm thuốc bằng cách tạo cho bản thân luôn bận rộn, thử các liệu pháp thay thế như nhai kẹo cao su, dùng miếng dán cai thuốc lá…

Với bệnh nhân huyết áp cao, người bệnh cần được điều trị để đưa chỉ số huyết áp tâm thu về mức dưới 140 mmHg, sau đó giảm xuống dưới 130mmHg nếu có thể. Để điều hòa huyết áp, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn giảm mặn, hạn chế rượu bia, giảm cân, vận động điều độ…

Xem thêm

 

Để giảm chỉ số non-HDL cholesterol, nhất thiết phải giảm LDL-cholesterol, đồng thời tăng HDL-cholesterol nếu có thể. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bệnh nhân có nguy cơ thấp và trung bình, nên đưa chỉ số LDL-c về mức <2,6 mmol/L (100 mg/dL), bệnh nhân nguy cơ cao cần đưa chỉ số LDL-c về mức <1,8 mmol/L (70 mg/dL). Riêng bệnh nhân có nguy cơ rất cao hoặc biến cố tim mạch tái phát, chỉ số LDL-c cần được đưa về mức <1,4 mmol/L (55 mg/dL).

Để điều hòa mỡ máu, giảm cholesterol “xấu”, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, tăng cường chất xơ hòa tan, whey protein, rau xanh, trái cây, giảm tiêu thụ các thực phẩm có nhiều cholesterol như mỡ, da động vật, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật…

Thường xuyên vận động, tập thể dục trung bình 150-300 phút/tuần với cường độ vừa phải, chia đều cho các ngày. Chỉ số khối cơ thể (BMI) nên được duy trì ở mức tiêu chuẩn: từ 18,5 – 24,9. Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.

Song song, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm chứa các tinh chất thiên nhiên có khả năng giảm tổng hợp cholesterol, điều hòa mỡ máu, kiểm soát huyết áp như GDL-5 (Policosanol, tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ) có trong FAZ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, GDL-5 giúp điều hòa hoạt động men tổng hợp cholesterol (HMG-CoA reductase) và tăng hoạt hóa LDL-Receptor trên màng tế bào, giúp giảm tổng hợp và tăng cường chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.

faz giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi và có đối chứng với giả dược cho thấy, sau 12 tuần sử dụng, GDL-5 giúp giảm 18% LDL-c, tăng 20% HDL-c, đồng thời giảm huyết áp tâm thu 7.7%. Sau 24 tuần, huyết áp tâm thu có thể giảm 9%.

Hiện nay, FAZ là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa tinh chất GDL-5 thiên nhiên từ Mỹ.

FAZ – Điều hòa MỠ MÁU, hỗ trợ kiểm soát TĂNG HUYẾT ÁP và các bệnh TIM MẠCH

faz hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mua FAZ với giá nhà thuốc tại Ecogreen – Giao toàn quốc

Thành phần và công dụng:

FAZ với thành phần GDL-5 thiên nhiên, có tác dụng điều hòa hoạt động men HMG-CoA reductase và tăng hoạt hóa Receptor tế bào, từ đó hỗ trợ:

  • Giảm Cholesterol toàn phần, giảm LDL-c, giảm triglyceride, giảm nguy cơ và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ.
  • Giảm các nguy cơ gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu tăng cao.

* An toàn khi dùng dài lâu, không hại gan, thận, bao tử (dạ dày).

* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.

Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889


 

Faz – Điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp, tim mạch
Rối loạn mỡ máu
Tăng huyết áp là gì? Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp
Các bệnh Tim mạch nguy hiểm thường gặp
GDL-5: công dụng, cơ chế, nguồn gốc và nghiên cứu lâm sàng
FAZ – Điều hòa mỡ máu, cao huyết áp, kiểm soát bệnh tim mạch
Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào mới hiệu quả?
Mỡ máu bao nhiêu là cao, bao nhiêu là nguy hiểm?
Cholesterol là gì? Các loại cholesterol và công thức cấu tạo
Thiếu máu cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa
Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cục máu đông: Nguyên nhân hình thành, triệu chứng và phòng ngừa
Xơ vữa động mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và chẩn đoán
Bệnh tim mạch: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả
Huyết áp là gì? Thế nào huyết áp cao, thấp?
Cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
15 triệu chứng rối loạn lipid máu (mỡ máu) thường gặp
3 cách điều trị rối loạn lipid máu và phòng ngừa hiệu quả
Thực đơn cho người rối loạn lipid máu: Khẩu phần dinh dưỡng 1 tuần
11 cách phòng ngừa cao huyết áp ngay tại nhà
Biến chứng cao huyết áp nguy hiểm đến mức nào?
lê thị việt hoa
Thang điểm SCORE, SCORE2: Dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch 10 năm
Bệnh tim mạch nên ăn gì, kiêng gì để giảm nguy cơ bệnh trở nặng?

 

TRANSLATE with
COPY THE URL BELOW

EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE
Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal

// <![CDATA[
var intervalId = setInterval(function () { if (MtPopUpList) { LanguageMenu = new MtPopUpList(); var langMenu = document.getElementById(LanguageMenu_popupid); var origLangDiv = document.createElement("div"); origLangDiv.id = "OriginalLanguageDiv"; origLangDiv.innerHTML = "ORIGINAL: “; langMenu.appendChild(origLangDiv); LanguageMenu.Init(‘LanguageMenu’, LanguageMenu_keys, LanguageMenu_values, LanguageMenu_callback, LanguageMenu_popupid); window[“LanguageMenu”] = LanguageMenu; clearInterval(intervalId); } }, 1);
// ]]>


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *